• Post author:
  • Post category:Cuộc sống

Tài khoản ngân hàngxây dựng Điểm tín dụng (Credit) là bước khởi đầu rất quan trọng cho người mới định cư tại Hoa Kỳ.

Không như ở Việt Nam, một số bạn, nhất là người trung niên, ít khi để ý tới việc mở tài khoản ngân hàng. Nhưng khi định cư, bạn xem như phải bắt buộc dùng, bởi vì nó chi phối toàn bộ cuộc sống của bạn; nhất là xây điểm Tín dụng – thang điểm quan trọng cho sau này, khi bạn làm hồ sơ mua xe, nhà, …

Các hồ sơ vay tiền để mua xe, mua nhà,… đều có yêu cầu điểm tín dụng tối thiểu của bạn là bao nhiêu. Bắt đầu xây dựng điểm Tín dụng tốt cho mình là bước khởi đầu quan trọng cho cuộc sống định cư Mỹ.

1. Mở tài khoản ngân hàng ở đâu?

Ở Hoa Kỳ, bạn có thể mở tài khoản tại Ngân hàng (Bank) hoặc tại Liên hiệp tín dụng (Credit Union). Người Việt mình thường quen với việc mở tài khoản tại Ngân hàng hơn. Do vậy bài viết sẽ sử dụng từ “Tài khoản ngân hàng” nha bạn.

2. Tôi sẽ mở tài khoản ngân hàng thông dụng nào?

Có 3 tài khoản ngân hàng dùng cả đời (giống ở Việt Nam) bao gồm:

Tài khoản [1]: Tài khoản tiền tiết kiệm

Bạn gởi tiền vào để lấy tiền lãi* (tùy theo thời gian bạn gởi và % lãi theo qui định của Bank), loại này các bạn chắc đã rất quen.

Tài khoản [2]: Tài khoản tiền gởi

Tài khoản tiền gởi được dùng với các chức năng sau:

  • để nhận tiền lương, nhận tiền chuyển vào của chính bạn hoặc 1 khách hàng có giao dịch mua bán với bạn – ngân hàng có tính tiền lãi* cho số tiền có trong tài khoản này (nhưng rất ít, ở VN chỉ là 0,3% cho 1 năm thôi).
  • để thanh toán cho Tài khoản [3] bên dưới.
  • để rút tiền từ máy ATM (ngân hàng sẽ phát hành cho bạn 1 thẻ để quẹt tại máy ATM, thường gọi là thẻ ATM). Bạn cũng có thể dùng thẻ ATM này để trả tiền (ngân hàng trừ trực tiếp tiền trong Tài khoản [2] này); nhưng bạn nên trả tiền bằng Thẻ Credit ở Tài khoản [3] bên dưới, để xây dựng điểm Tín dụng cho mình.

Lưu ý: Số Tài khoản tiền gởi và Con số ghi trên Thẻ ATM là khác nhau. Ngân hàng sẽ kết nối hai Số này là một.

Tài khoản [3]: Tài khoản ghi nợ

Tùy theo khả năng (tín dụng) của bạn mà ngân hàng sẽ duyệt cho bạn vay 1 số tiền tối đa (gọi là Hạn mức tín dụng) được dùng trong 1 tháng để dùng trước. Khoảng ngày 10 hàng tháng, ngân hàng sẽ thông báo số tiền bạn đã dùng;

  • nếu bạn trả lại đúng hạn (đến hết ngày 25 sau khi nhận thông báo); bạn không phải trả tiền lãi cho ngân hàng. Bạn trả bằng cách chuyển tiền từ Tài khoản [2] qua Tài khoản [3] này – dùng app hoặc trang web của Ngân hàng đó, rất nhanh và tiện lợi.
  • ngược lại, nếu bạn trả quá hạn hoặc trả ít hơn số tiền đã dùng, bạn phải trả lãi rất cao cho ngân hàng. Đây chính là điểm quan trọng để tăng hoặc hạ điểm tín dụng (điểm Credit) của bạn. Nếu bạn trả đủ và đúng hạn, đương nhiên điểm tín dụng của bạn sẽ dần được tăng lên.

Ngân hàng cũng sẽ phát hành 1 thẻ tương ứng với Tài khoản [3] này, gọi là Thẻ Tín dụng (Credit Card); mà ta thường dùng thẻ có chữ VISA. bạn sẽ

  • Quẹt thẻ trực tiếp vào máy khi đi siêu thị, mua xăng, đi chợ, …
  • Khai báo các thông tin theo yên cầu trên trang web khi bạn mua hàng online, mua hàng quốc tế.

Lưu ý: Số Tài khoản ghi nợ và Con số ghi trên Thẻ Credit là khác nhau. Ngân hàng sẽ kết nối hai số này là một.

Tài khoản [1] và [2] phải đóng thuế TNCN

Ở tài khoản [1] và [2] trên, *tiền lãi là thu nhập cá nhân; do vậy bạn phải đóng thuế TNCN cho số tiền lãi đó; đây chính là lý do vì sao bạn phải có số An Sinh Xã Hội hoặc Số Khai Thuế Cá Nhân (ITIN), bạn mới mở được hai tài khoản [1] và [2]. Nếu không có 1 trong 2 số trên; bạn chỉ có thể mở một tài khoản mà ngân hàng không trả tiền lãi.

Để biết thêm chi tiết về ITIN và cách thức xin số này,

3. Điểm tín dụng rất quan trọng

Phân loại dựa trên điểm tín dụng

Nếu bạn có điểm tín dụng tốt, lãi suất tiền vay để mua nhà rất thấp – chỉ trên dưới 3% một năm. Lãi suất tiền vay để mua xe, mua trả góp, kinh doanh, … cũng tương tự: điểm tín dụng càng tốt, lãi suất càng thấp.

Tại Hoa Kỳ, điểm tín dụng có thang điểm từ 350 đến 850, trong đó:

  • Điểm từ 300 – 629: loại rất thấp (Bad)
  • Điểm từ 630 – 689: loại trung bình (Fair).
  • Điểm từ 690 – 719: loại tốt (Good).
  • Điểm từ 720 – 850: loại rất tốt (Excellent).

Công thức tính điểm tín dụng

35%Lịch sử thanh toán (Payment History). Trả tiền nợ đúng hạn giúp bạn có điểm này cao.
30%Số nợ của bạn. Giảm hoặc không có tiền nợ giúp bạn có điểm này tốt.
15%Thời gian bạn đã dùng thẻ tín dụng (Length of Credit History). Bạn không nên đóng các thẻ tín dụng đã dùng lâu.
10%Số tài khoản mới. Không nên mở thêm thẻ tín dụng mới nếu bạn sắp dùng điểm tín dụng hiện có để làm thủ tục vay.
10%Sự đa dạng các loại nợ. Có nhiều loại nợ trong quá khứ (nợ thẻ tín dụng, nợ vay ngắn hạn – dài hạn,…) sẽ giúp đạt điểm phần này.

Các bước xây dựng điểm tín dụng tốt

1. Mở thẻ

Khi mới nhập cư Hoa Kỳ, bạn có lịch sử tín dụng trắng nên không thể mở thẻ tín dụng thông thường (Unsecured Card); mà phải mở thẻ tin dụng kí quỹ (Secured Card). Do vậy, bạn phải kí quỹ bằng cách mở Tài khoản [2] (Tài khoản tiền gởi) với số tiền 2.000 đến 5.000 USD.

Khi đã có Thẻ Tín dụng (Credit Card), bạn ưu tiên dùng thẻ này để trả tiền cho các giao dịch hàng ngày: mua sắm, đổ xăng, trả tiền điện, tiền nước, …

Sau 1 thời gian sử dụng, nếu lịch sử tín dụng của bạn tốt, ngân hàng sẽ chuyển từ thẻ tín dụng kí quỹ sang thẻ tín dụng thông thường.

2. Số lượng thẻ

Quá nhiều hay quá ít thẻ tín dụng cũng sẽ ảnh hưởng đến điểm tín dụng. Khi bạn dự định làm hồ sơ vay tiền, bạn không nên mở thẻ tín dụng mới. Do ngay sau khi mở thẻ mới, điểm tín dụng của bạn sẽ bị giảm.

3. Số tiền sử dụng của thẻ

Ví dụ bạn có hạn mức 5.000 USD / 1 tháng ; bạn thường xuyên sử dụng hết hoặc gần hết số tiền hạn mức thì điểm tín dụng của bạn sẽ giảm (cho dù bạn vẫn trả nợ đúng hạn).

Các chuyên gia về tín dụng khuyên bạn chỉ nên dùng dưới 10% hạn mức để có lịch sử tín dụng tốt. Ví dụ với hạn mức 5.000 USD, bạn chỉ nên dùng dưới 500 USD thôi.

4. Trả nợ trước hoặc đúng hạn

Một lần trả nợ trễ hạn sẽ bị ghi nhận trong 7 năm. Các thanh toán trễ hạn càng mới sẽ ảnh hưởng rất lớn đến điễm tín dụng của ban.

Vậy bạn luôn phải trả nợ sớm hoặc đúng hạn để có điểm tín dụng tốt.

4. Lựa chọn ngân hàng để mở tài khoản

+Nhờ người thân hoặc một người bạn đáng tin cây giới thiệu một Bank hoặc một Credit Union uy tín.

+Bạn hỏi nhân viên ngân hàng hoặc tìm hiểu trên web của ngân hàng đó về:

  • Tiền lời của tài khoản tiết kiệm là bao nhiêu %.
  • Các lệ phí phải trả hàng tháng. Nếu gửi tiền trực tiếp thì có bỏ được lệ phí hàng tháng hay không?
  • Giao dịch ngân hàng qua Internet (trả hóa đơn các loại qua app, qua web) có tính phí không? Bao nhiêu?
  • Lệ phí đối với: máy rút tiền (ATMs), cho một tấm séc, một giao dịch là bao nhiêu?
  • Số tiền còn lại tối thiểu cần phải có trong tài khoản để tránh các lệ phí hàng tháng: Tìm hiểu về số tiền bạn phải luôn có trong tài khoản để tránh bị tính lệ phí hoặc để giảm lệ phí. Số tiền này gọi là “số tiền còn lại tối thiểu.” Số tiền này không hẳn là giống số tiền mà bạn cần để mở tài khoản.
  • Tính % tiền lãi bao nhiêu khi bạn trả quá hạn ở Tài khoản [3]. Cách thức để tránh bị tính lệ phí khi bạn chỉ trả 1 phần tiền nợ ở Tài khoản [3].
  • Thông báo khi còn ít tiền trong tài khoản [2] thế nào.

5. Mở tài khoản ngân hàng

Tiền để mở tài khoản

Tài khoản tiết kiệm: từ $25 đến $100.

Tài khoản kí quỹ (Tài khoản thanh toán) khi mới nhập cư: từ $2000 đến $5000.

2 loại giấy tờ thông thường bạn bắt buộc phải trình

(1) Thẻ căn cước

Thẻ căn cước phải do chính phủ Hoa Kỳ hoặc tiểu bang cấp có hình của bạn (ví dụ như bằng lái xe, Hộ chiếu Hoa Kỳ, hoặc Căn cước quân đội).

Nếu không có; một số ngân hàng và liên hiệp tín dụng có nhận (bạn hãy hỏi xem ngân hàng và liên hiệp tín dụng xem họ nhận loại nào):

  • Hộ chiếu ngoại quốc.
  • Căn cước Lãnh sự (Matricula Consular): bạn đến Lãnh sự quán của VN tại Hoa Kỳ để tìm hiểu thêm về cách xin thẻ Căn cước Lãnh sự.

(2) Một trong các giấy sau


Như vậy bạn đã có cái nhìn tổng quát về Mở Tài khoản ngân hàng khi mới định cư. Hãy bắt đầu ngay để xây dựng điểm tín dụng tốt tại Hoa Kỳ. Chúc bạn sức khỏe và thành công.

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Rất mong gặp lại bạn ở các bài viết sau.

Trân trọng.

6. Liên kết hữu ích

Lịch Visa và Lịch mở hồ sơ Diện bảo lãnh tại Việt Nam.

100 câu hỏi và trả lời thi Quốc tịch Mỹ (tiếng Việt) của USCIS.

100 câu hỏi và trả lời thi Quốc tịch Mỹ (tiếng Anh) của USCIS.

Đơn N-400 và tất cả thông tin liên quan cho kì thi nhập tịch của USCIS.

Để lại một bình luận